Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam

Chăn nuôi trước đây là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, khi kinh tế ngày càng phát triển và tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, thì ngành chăn nuôi lại gặp phải nhiều khó khăn và thách thức. Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin sau đây.

ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi là gì?

Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của bất kỳ nền nông nghiệp nào. Ngành chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật nuôi (gia súc, gia cầm). Trong ngành này, 3 yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của chăn nuôi là con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại.

Ngành chăn nuôi là nguồn cấp thực phẩm thiết yếu cho con người, trong đó các sản phẩm thịt, cá, trứng, sữa chiếm tỉ trọng cao nhất. Bên cạnh đó, ngành còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 triệu người lao động Việt Nam, giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Vị trí của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế

Đối với mỗi quốc gia nông nghiệp, chăn nuôi là một trong những ngành chiếm tỉ lệ cao nhất trong các ngành. Sở dĩ ngành chăn nuôi quan trọng là bởi vì đa số thực phẩm mà con người tiêu dùng hàng ngày như thịt cá cá trứng sữa ra đề xuất phát từ ngành chăn nuôi. Hơn thế nữa số lượng việc làm mà ngành chăn nuôi mang lại cũng chiếm một một phần lớn góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay

Cùng tìm hiểu thực trạng ngành chăn nuôi hiện nay như thế nào về tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và những khó khăn gặp phải của ngành này.

Tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam

Từ xưa đến nay, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn duy trì đặc điểm chính là kết hợp chặt chẽ, có hệ thống giữa chăn nuôi với trồng trọt. Các loài gia súc lớn như trâu, bò ngoài để lấy thịt còn để tận dụng sức kéo trong việc cày ruộng, chở hàng.

Hay những loài gia súc, gia cầm nhỏ hơn như lợn, gà, thủy cầm được nuôi dễ dàng hơn nhờ tận dụng nguồn thức ăn sẵn có như cỏ, bèo, giun… Ngày nay, hình thức này được nâng cấp hơn bằng mô hình VAC (Vườn – Ao – Chuồng), giúp người nông dân tạo ra nền nông nghiệp khép kín, quay vòng.

mô hình chăn nuôi vac

Hình thức trang trại chăn nuôi chiếm tỉ lệ lớn nhất và đang có xu hướng tăng lên. Các trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng các ứng dụng công nghệ và hệ thống tự động  tiên tiến và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng ngày càng được chú trọng phát triển.

Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện đã có thể xuất khẩu và cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới như gà lông màu, trứng vịt, lợn mán, cá ba sa… Hàng loạt các hội nghị, diễn đàn kinh tế gần đây cũng đã đưa ra những chính sách có lợi cho ngành chăn nuôi nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.

Khó khăn của ngành chăn nuôi hiện nay

Bên cạnh những thế mạnh và tiềm năng trên, ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất phải kể đến hệ thống sản xuất thiếu đồng bộ, chưa có sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.

Giá thành sản phẩm còn ở mức cao, chưa có thương hiệu và chưa có nhiều hoạt động quảng cáo. Do đó, nhiều sản phẩm tốt nhưng chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng.

Một trong những nguyên nhân khiến giá thành cao là bởi thức ăn chăn nuôi, con giống hay các loại thuốc thú y còn phải nhập khẩu nhiều. Cùng với đó, quy mô sản xuất còn ở mức vừa và nhỏ, không thể áp dụng các công nghệ hiện đại vào để tăng năng suất, chất lượng.

thuốc thú y

Tiếp đó, các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi chưa biết cách đưa mặt hàng tiềm năng này xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, các mặt hàng nước ngoài lại dễ dàng tràn vào Việt Nam với chất lượng tốt và mức giá rẻ hơn.

Ở nước ta hiện nay còn tồn tại hiện tượng thực phẩm bẩn. Bởi người sản xuất, kinh doanh mong muốn hạ giá thành và kiếm lời nhiều hơn dùng các chất cấm để tăng trọng gia súc, gia cầm, hay thậm chí là để biến những vật nuôi đã chết bốc mùi thành món ăn ngon mắt. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn việc sử dụng các sản phẩm trong nước, từ đó khiến việc sản xuất và tiêu thụ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, ngành chăn nuôi vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhà nước và chính người chăn nuôi cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy ngành phát triển lớn mạnh ngành chăn nuôi Việt Nam, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Các cơ hội phát triển ngành chăn nuôi nước ta

Ngành chăn nuôi nước ta biết tận dụng những cơ hội và biến những thách thức trở thành cơ hội để từng bước phát triển, hội nhập với thế giới. Và cơ hội đó là được tiếp cận với các phương pháp tiên tiến, hiện đại trong nuôi trồng và sản xuất.

Cơ cấu ngành chăn nuôi ngày càng được đổi mới cùng sự hỗ trợ của chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nguồn thực phẩm với mức thu nhập ổn định cho các chủ chăn nuôi.

Những thách thức mà ngành chăn nuôi đang phải đối mặt

So với các thị trường xuất khẩu thực phẩm gia súc, gia cầm trên thế giới nước ta đang ở vị trí khó có thể cạnh tranh với các cường quốc khác. Xét về mặt chất lượng, các sản phẩm nước ta cung cấp không hề thua kém họ tuy nhiên giá cả nước ta đưa ra lại cao hơn các nước, do đó khả năng cạnh tranh thị trường xuất khẩu đối với nước ta khá thấp.

Có thể nói vấn đề hội nhập vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành chăn nuôi hiện nay. Bởi lẽ nếu kịp thời tận dụng những ưu thế mà hội nhập quốc tế mang lại sẽ tạo ra một cơ hội phát triển mạnh mẽ, nếu ngược lại sẽ là một thách thức lớn mà nước ta sẽ phải đối mặt.

Giải pháp cho ngành chăn nuôi

tiêu chuẩn chăn nuôi
Áp dụng các tiêu chuẩn về an toàn trong sản xuất và chăn nuôi.

Việc áp dụng chính sách này về lâu dài có thể nhanh chóng giúp ngành chăn nuôi phát triển theo hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu.

Quản lý chặt chẽ hệ thống đầu vào của ngành chăn nuôi.

Việc làm này nhằm đảm bảo giống nuôi có nguồn gốc rõ ràng, không mang bất kì mầm bệnh; lựa chọn nguồn cung thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh để chắc chắn không làm ảnh hưởng đến thời gian dự kiến cung cấp sản phẩm. Ngoài ra lựa chọn nguồn nước sạch là vô cùng thiết yếu.

Thành lập các chính sách, quỹ hỗ trợ cho các chủ trang trại hay hợp tác xã chăn nuôi.

Đây được coi là giải pháp tức khắc cho các chủ trang trại huy động nguồn vốn kịp thời để trang bị cơ sở hạ tầng thiết yếu, lương thực an toàn cho gia súc, gia cầm,..

Thường xuyên tập huấn về cách phòng và ngừa dịch bệnh cho vật nuôi.

Đối với các chủ hộ chăn nuôi, việc tích lũy kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Đàn vật nuôi sẽ được chăm sóc trong môi trường an toàn, sạch sẽ, thoáng mát và hạn chế lây lan khi dịch bệnh bùng phát.

Lời Kết

Ngành chăn nuôi Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Qua việc đầu tư vào nghiên cứu, cải tiến công nghệ, cùng với sự hợp tác giữa các bên liên quan và tăng cường nhận thức của người tiêu dùng, ngành chăn nuôi Việt Nam có thể phát triển một cách bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HIPOTECH

Địa chỉ

116A/333 Văn Cao, P.Đằng Lâm, Quận Hải An, TP Hải Phòng

Mã số thuế

0202165798

Ngân hàng MB Bank

686829999

Giờ làm việc

Giờ hành chính từ thứ 2 đến hết sáng thứ 7

Hotline

024 8888 6899

Email

ceo@hipotech.vn hotro@farmgo.vn