Ứng dụng công nghệ số vào chăn nuôi là như thế nào ?
Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và ứng dụng công nghệ số để số hóa thông tin dưới dạng mã hóa, tạo ra các dữ liệu đặc trưng cho các trường dữ liệu, tức chuyển đổi cách thức hoạt động với việc dùng công nghệ số và dữ liệu để tạo ra giá trị mới lớn hơn.
Chuyển đổi số thành công sẽ giúp dự báo chính xác và kịp thời về sản lượng sản xuất, cung cầu thị trường, về nguồn gốc và giá cả sản phẩm. Trong thời đại số, nếu không cập nhật được thông tin, không có dự báo thì các tác nhân trong chuỗi giá trị sẽ không thể đưa ra kế hoạch phù hợp để tổ chức sản xuất kinh doanh.
Theo đó, chuyển đổi số trong chăn nuôi bò sữa gồm các công nghệ số sau:
Thứ nhất, cảm biến
Cảm biến mang lại một loạt ứng dụng có khả năng thu thập dữ liệu. Các ứng dụng cảm biến bao gồm: theo dõi nhiệt độ cơ thể, theo dõi sức khỏe của con vật, cảnh báo người nuôi về các vấn đề bệnh tật của vật nuôi, chu kỳ nhiệt độ, thức ăn và nước uống, yếu tố nào là quan trọng đối với năng suất.Cảm biến, có 02 loại thiết bị gồm thiết bị không đeo và thiết bị đeo. Trong đó:
Thiết bị không đeo:
Là hệ thống vắt sữa tự động được tích hợp với các cánh tay robot tự động, giúp người vắt sữa giảm khối lượng công việc hàng ngày và giải phóng thời gian để tập trung thực hiện các công việc quản lý khác, thường được hỗ trợ đồng thời bởi quá trình thu dữ liệu tự động, theo thời gian thực.
Công nghệ cảm biến RFID cung cấp thông tin về tính đồng nhất, tốc độ tia sữa, dẫn xuất của sữa, camera hỗ trợ hồng ngoại hoặc lazer, sau đó tích hợp vào hệ thống máy chủ thông qua các phần mềm thông minh riêng biệt với các thuật toán phức tạp.
Thành phần sữa có thể cung cấp thông tin về dinh dưỡng, trạng thái chuyển hóa và sức khỏe dựa trên những sự thay đổi các thành phần chính và phụ trong sữa.
Thu mẫu sữa có ưu điểm chính là không xâm lấn và tự động hóa, kết hợp với quá trình thu mẫu thường quy và sử dụng phương pháp đo phổ hồng ngoại trong các chương trình quản lý đàn bò sữa tiên tiến ngoài tập trung vào các protein, chất béo và lactose còn giúp đưa ra các thông tin để đánh giá thể ketone và acid béo tự do.
Một ứng dụng khác là việc sử dụng thông tin về acid béo để dự đoán hàm lượng khí metan hình thành. Các công nghệ có thể được dùng để lưu trữ thông tin về khối lượng và lượng thức ăn thu nhận sử dụng thang đo điện tử.
Công nghệ giám sát hình ảnh như hệ thống giám sát điểm thể trạng qua hình ảnh 3D và công nghệ hình ảnh cảm biến nhiệt hồng ngoại để đánh giá sức khỏe bầu vú. Cảm biến áp lực đã được sử dụng để phân tích bước đi nhằm chẩn đoán bệnh chân móng.
Thiết bị đeo:
Cảm biến hoạt động dạng đeo được sử dụng rất phro biến trên đàn bò sữa hiện nay. Phần lớn các công nghệ quản lý sinh sản (như: động dục, giao phối hay đẻ) đều dựa trên quá trình theo dõi hoạt động của 1 hay nhiều chỉ tiêu sử dụng gia tốc kế 3 chiều. Các cảm biến này được sử dụng dưới dạng đeo như đeo thẻ tai, vòng xỏ mũi, vòng đeo cổ hoặc chân. Một số cảm biến khác cung cấp thêm các thông tin về hành vi tiêu hóa như ăn, uống, nhai lại.
Đặc biệt cảm biến MooMonitor có thể đánh giá áp lực để phát hiện hành vi chịu đực của bò đang trong giai đoạn động dục. Qua cảm biến, trại sẽ được báo động sớm sự cố để hạn chế những thiệt hại nếu có. Dữ liệu được thu thập theo ngày (nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, chênh lệch, bình quân), theo tháng, theo mùa,… sẽ giúp dễ dàng phân tích nguyên nhân.
Các dữ liệu này có thể kiểm tra thông qua điện thoại thông minh theo thời gian thực.
Những hệ thống thiết bị cảm biến, đo đạc sẽ được kết nối với nhau, tích hợp GPS và các công nghệ theo dõi để thu thập dữ liệu, kết nối với hạ tầng đám mây để truy xuất dữ liệu, phân tích đưa ra quyết định tối ưu hóa lượng nước, lượng thức ăn, tự động hóa các hoạt động theo dõi sức khỏe vật nuôi hằng ngày và cung cấp giải pháp theo dõi thời gian thực.
Thứ hai, trí tuệ nhân tạo (AI)
Sử dụng các thuật toán bắt chước việc ra quyết định của con người. Thường được sử dụng cùng với các công nghệ phần cứng để thu thập dữ liệu như: robot, cảm biến và thị giác máy. Công nghệ AI có thể thấy ứng dụng dưới tầm nhìn máy móc được sử dụng để quan sát. Các thuật toán AI trở nên tinh vi, có khả năng theo dõi chính xác các trọng lượng riêng rẻ được nuôi trong cùng trang trại.
Công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) là một hệ thống thu và phát tín hiệu, RFID là một hệ thống bao gồm bộ phát được đặt cho một cá thể chứa một mã nhận dạng và một bộ đọc có khả năng đọc được các mã nhận dạng đó dựa trên các tần số khác nhau từ đó giúp nhận dạng tự động, không tiếp xúc và khoanh vùng các vật thể.
Công nghệ này được áp dụng để phát hiện động vật tại các máy cho ăn tự động, trong quản lý chăn nuôi. Tùy thuộc vào tấn số sóng được sử dụng mà phạm vi có thể thay đổi từ vài cemtimet đến 10 mét. Phạm vi đó cũng có thể được tăng lên bằng cách lắp bộ tiếp sóng. Giờ đây, RFID thậm chí còn được thử nghiệm để xác định và định vị toàn bộ nông trại từ vật nuôi.
Thứ ba, thiết Robot tự động
Robot có thể làm những việc nặng nhọc xuyên suốt 24/7, có thể thực hiện các công việc như: phối trộn thức ăn chăn nuôi, vắt sữa, phân loại chất lượng sản phẩm,… Các robot làm sạch sẽ cải thiện điều kiện môi trường và giải quyết mối quan tâm về môi trường và xã hội như: giảm mùi hôi, giảm khí thải. Từ quan điểm trên, robot mang lại sự an toàn bằng cách thay những công đoạn nguy hiểm cho con người.
Thứ tư, Blockchain
Là hệ thống tài liệu trực tuyến cho phép người dùng giữ các bản ghi chép, giữ vai trò là cuốn sổ cái. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi dữ liệu và có tính bảo mật, giúp truy xuất nguồn gốc và tăng tính an toàn thực phẩm.
Thứ năm, Internet vạn vật (IoT)
Là công nghệ kết nối tất cả mọi thứ, cho phép robot, cảm biến truyền dữ liệu và máy móc để cảnh báo người chăn nuôi nếu như có sự cố về vật nuôi. IoT giúp người nuôi có thể tự chủ, điều chỉnh mọi thứ để đạt được hiệu quả như mong muốn. Các dữ liệu thu thập được sẽ được chuyển thành thông tin qua thuật toán máy học cho phép người nông dân nắm được tình hình phát triển của vật nuôi qua từng giai đoạn.
Thứ sáu, phần mềm quản lý trang trại
Phần mềm quản lý trang trại toàn diện cho ngành chăn nuôi. Giúp nâng cao hàm lượng công nghệ trong các trang trại tại Việt Nam, tạo sự đột phá trong thời đại công nghiệp 4.0.
FarmGo là một trong những ứng dụng tiên phong trong việc chuyển đổi số cho nền Nông nghiệp tại Việt Nam, phần mềm đáp ứng đủ các nhu cầu cũng như giải quyết được các khó khăn mà các trang trại đang gặp phải mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của Nông nghiệp Việt Nam.
Dưới đây là 1 số các tính năng chủ lực cùng như những lợi ích mà phần mềm FarmGo mang lại.
- Xem lịch sử chăn nuôi của từng vụ mùa thông qua ứng dụng
- Quản lý hoàn toàn từ xa
- Định lượng sản xuất phù hợp trong từng quá trình chăn nuôi
- Dữ liệu mã hóa đầu cuối hoàn toàn bảo mật thông tin cho từng trang trại
- Cung cấp các giải pháp phần cứng thiết bị cảm biến IoT.
- Truy xuất nguồn gốc vật nuôi dễ dàng
- Tính bán địa cao phù hợp vất tất cả các doanh nghiệp cũng như trang trại chăn nuôi tại Việt Nam.
Hiện tại Phần mềm quản lý trang trại – FarmGo đang được đánh giá là phần mềm có đầy đủ các nghiệp vụ chăn nuôi, được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp nhất, phù hợp với tất các các loại hình chăn nuôi và đa dạng vật nuôi. Với giá cả phù hợp tính ứng dụng cao đang được nhiều các trang trại tin dùng.
Đăng ký trải nghiệm miễn phí ngay tại đây.
Nguồn: FarmGo.vn / khuyen nong.